Ăn nấm có thực sự tốt? Những loại nấm nào hỗ trợ phòng ngừa ung thư?

Nấm hương, mộc nhĩ đen, nấm bào ngư có thể giúp tăng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư cũng như các bệnh mãn tính.

Nấm là nguồn thức ăn duy nhất cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể. Nấm tạo ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giống như da của chúng ta. Khi nấm tiếp xúc với tia cực tím B dẫn đến sự hình thành một lượng lớn vitamin D.

 

Nấm giàu đạm, acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít, nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh. Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trên thực nghiệm, hầu hết nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

 

Nấm là nguồn thức ăn duy nhất cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể

 

Hỗ trợ khả năng miễn dịch

 

Nấm nút trắng được biết đến như loại thực phẩm hỗ trợ chức năng miễn dịch. Loại nấm này tăng sản sinh tế bào kháng virus và tế bào phục hồi cơ thể quan trọng. Với việc thúc đẩy tăng trưởng tế bào phục hồi mô, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ mạnh hơn. Ngoài ra, nấm còn hỗ trợ tế bào của hệ miễn dịch.

 

Cung cấp chất chống oxy hóa

 

Nấm giúp bạn tránh xa quá trình oxy hóa của cơ thể. Mọi người thường tin rằng, rau nhiều màu sắc là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, nhưng chính những loại rau đơn giản, màu sắc không bắt mắt lại cung cấp cho bạn tất cả chất chống oxy hóa mà cơ thể cần.

 

Sự chuyển hóa, trao đổi chất tốt hơn, hạn chế béo phì

 

Sự trao đổi chất là một trong những chức năng quan trọng của cơ thể. Trao đổi chất không tốt có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì. Vitamin B rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Nấm có chứa một lượng lớn vitamin B, giúp cho việc chuyển đổi thức ăn thành glucose để sản sinh ra năng lượng. Hơn nữa, nấm rất giàu vitamin B2 và B3.

 

Giảm bệnh tiểu đường

 

Nấm là thực phẩm chứa năng lượng thấp, nhưng lại chứa nhiều nước, protein, vitamin, chất xơ và không có chất béo hay cholesterol. Ngoài ra, chúng chứa insulin tự nhiên là yếu tố chính để chống lại bệnh tiểu đường.

 

Những loại nấm nào có thể phòng ngừa được ung thư?

 

Nấm hương

 

Nấm hương còn gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm, được mệnh danh là “vua của các loại rau” (can thái chi vương). Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 gram protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác), tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng miễn dịch, ức chế tế bào ung thư, phòng ngừa sỏi mật, sỏi tiết niệu. Đây là thực phẩm lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

 

Mộc nhĩ đen

 

Mộc nhĩ đen còn gọi là vân nhĩ, thụ kê, mộc nhu, mộc khuẩn, chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin, khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, mộc nhĩ đen còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.

 

Nấm bào ngư

 

Nấm bào ngư tươi gồm protit 4%, gluxit 3,4%, vitamin C, vitamin PP, axit folic, các axit béo không no. Khi nấm bào ngư dưới dạng sinh khối khô, hàm lượng protein chiếm tới 33-43%, bên cạnh các axit amin như glutamic, valin, isoleucin. Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy trong nấm bào ngư có chất pleutorin, công hiệu kháng khuẩn gram dương và kháng cả tế bào ung thư.

 

Bên cạnh khả năng phòng ngừa ung thư, nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện thiếu máu cơ tim.

 

Các loại nấm như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng hạ thảo, giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, hạ cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh. Ngoài ra, nấm linh chi, mỡ, rơm, kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp.

 

Nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Một số công dụng khác như giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

 

Đối với nấm ăn đã được phơi hay sấy khô như nấm mèo, hương, ngân nhĩ, tràm, rơm, có thể hầm, xào. Sơ chế bằng cách rửa sơ và loại bỏ đất cát (nếu có), không ngâm nước quá lâu vì có thể thất thoát các chất dinh dưỡng.

 

Với nấm tươi, chọn theo nguyên tắc nấm càng non càng ngon. Nấm rơm chỉ chọn nấm còn nụ búp tròn, hoặc hơi thuôn hình trứng, nấm còn chắc thịt, không có màu vàng héo. Đối với nấm bào ngư chỉ chọn nấm có mép mũ nấm chưa cong lên, còn dày và không bị vàng héo ở mép. Nếu nấm già mép mũ sẽ vểnh lên.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *