Chủ farm nấm rơm chia sẻ cách bảo quản nấm rơm đúng cách, dùng lâu hỏng.

Chủ farm nấm rơm chia sẻ cách bảo quản nấm rơm đúng cách, dùng lâu hỏng.

cách bảo bảo quản nấm rôm lâu hỏng

Nấm rơm là một loại nấm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và rất thân thuộc với người tiêu dùng Việt. Khi nói tới nấm rơm, ta cảm giác một vị quê gần gửi thân quen với bao thế hệ. Tuy nhiên thường khi mua nấm ở các chợ hay siêu thị về, nếu bảo quản chưa đúng nấm sẽ mau úng, chảy nước, bốc mùi khó chịu và phải bỏ rất lãng phí. Hiểu được vấn đề này, mình xin chia sẻ những cách bảo quản nấm rơm lâu hỏng, có thể dùng dần, rất tiện lợi và tiết kiệm.

Hành trình của nấm  rơm trước khi tới tay người dùng để có nấm bảo quản:

Nấm rơm được trồng như thế nào?

Hiện nấm rơm đang được trồng theo 3 phương pháp chủ yếu:

  • Trồng ngoài trời: có thể là ở ruộng lúa sau thu hoạch, ở dưới tán cây ăn trái, ven đường cặp bờ kênh bờ sông, đất sân nhà (chủ yếu ở miền Tây – thường gọi là nấm rơm miền Tây). Hoặc dưới tán cây cao su (như vùng Củ Chi, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh – thường gọi là nầm rơm miền đông). Trên một diện tích chỉ trồng được một, tối đa hai vụ trong một năm ( một vụ trồng trong khoảng 25 ngày). Và buộc phải di chuyển tới một khu vực trồng khác, sau đó giáp năm sẽ quay lại. Bởi vì yếu tố nhiễm khuẩn, dịch bệnh khi trồng trên 2 vụ liên tiếp làm giảm năng suất nấm rơm.
  • Trồng trong nhà kín: nấm rơm được trồng trên những kệ trồng, xung quanh vây kín, có mái che, nền sạch sẽ…để kiểm soát được điều kiện môi trường cho nấm rơm sinh trưởng và phát triển tối ưu nhất. Trên cùng 1 nhà trồng thì 1 năm có thể trồng luân phiên khoảng 8 đến 10 vụ nấm. Tuy nhiên chi phí đầu tư nhà trại rất tốn kém và đòi hỏi phải am hiểu tốt về kỹ thuật
  • Trồng bán kín: tức cũng trồng trong nhà, nhưng đầu tư chưa đúng mức, chủ yếu là che mái tránh nắng và mưa gió.
cách trồng nấm rơm ngoài trời và trong nhà kín
Cách trồng nấm rơm ngoài đồng và trong nhà

Nấm rơm có phải được trồng trên rơm không?

Chất lượng của nấm rơm, cũng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu trồng nấm, hiện có 3 nguồn nguyên liệu phổ biến:

  • Thân vỏ hạt của cây bông vài (cotton Waste): Cây bông vài là nguyên liệu của ngành rút sợi. Những thành phần nào khi đưa về nhà máy, không thể dùng được thì sẽ thải ra. Đó là một nguyên liệu để có thể trồng nấm, mang tính tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người đã lầm tưởng tượng và cộng thêm hiệu ứng của một số nhà báo chưa hiểu rõ vấn đề. Mọi người đồn thổi, nấm rơm được trồng từ nguyên liệu bông thải trong bệnh viện, gây rất nhiều khó khăn cho  nông dân trồng nấm. Muốn trồng nấm thì nguyên liệu phải là sợi cotton (tự nhiên) mới cho hệ tơ hút dinh dưỡng và phát triển. Trong khi bông bệnh viện là PE (sợi nhân tạo) thì có dinh dưỡng gì mà tơ nấm phát triển, lấy đâu ra mà có nấm. Loại nguyên liệu cotton waste làm nấm có năng suất cao hơn, vụ trồng nhanh hơn, tuy nhiên ăn không ngon như nấm trồng trên rơm.
trồng nấm rơm trên bông gòn
Cây bông vải dùng để trồng nấm rơm (nguyên liệu thải của các nhà máy rút sợi)
  • Rơm: Đây là nguyên liệu trồng nầm phổ biến nhất, cho rất chất lượng nấm rơm ngon nhất. Ngày xưa thì nông dân thường trồng lúa, thu hoạch xong sẽ đốt rơm. Nhưng ngày nay cọng rơm là nguyên liệu để tạo ra những trái nấm rơm giàu dinh dưỡng. Điều này đã giúp nâng cao giá trị cho chuỗi lúa gạo, giảm ô nhiễm môi trường và tạo rất nhiều công ăn việc làm ở các vùng quê. Những trái nấm rơm được trồng từ rơm rạ cần một khoảng thời gian dài hơn, năng suất sẽ thấp hơn so với trồng trên cotton waste (bông) nhưng cho ra hương vị tuyệt hảo và ngon nhất, không nguyên liệu nào sánh bằng.
nấm rơm được trồng như thế nào
Trồng nấm rơm trên nguyên liệu rơm được xử lý kỹ
  • Mùn cưa: Đây là loại nguyên liệu phổ biến ở những vùng nấm mà họ hay trồng nấm bào ngư, nấm sò, nấm mèo. Bởi vì sau khi trồng các loại nấm đó, những phôi thải sẽ được xử lý lại để trồng nấm rơm. Chất lượng mùi vị của nấm rơm làm ra từ những loại nguyên liệu này ít ngon nhất trong 3 loại trên. Nếu có dịp đi mua nấm, mà anh chị thấy dưới chân có mùn cưa, thì đó là nấm rơm trồng bằng mùn cưa.

Nấm rơm được thu hái thế nào?

          Nấm ngoài trời thường được thu hoạch từ giấc chiều, khi mặt trời nhẹ nắng. Nông dân sẽ thu hoạch. Sau đó nấm được cái thương lái nhỏ thu mua tận ruộng, rồi chuyển cho các đại lý lớn của khu vực, hoặc tiếp tục thêm đại lí lớn hơn nữa. Sau đó, vào buổi tối nấm sẽ lên các xe hàng chuyển về các chợ đầu mối lớn tại Sài Gòn (Bình Điền, Hóc Môn, Củ Chi)   Tại các chợ đầu mối nấm, sau khi được phân loại, nấm rơm sẽ được tiểu thương các chợ nhỏ mua về, hoặc các đầu mối lớn tiếp tục mua về và phân phối đến các chợ nhỏ hơn. Như vậy, hành trình của cây nấm đã mất 1 khoảng thời gian khá dài (thông thường trên 12 tiêng) mới có thể từ tay người nông dân đến người tiêu dùng sớm nhất. Đó là lý do vì sao, nhiều chị em đi làm về muộn lúc 18 19h ghé chợ rất khó tìm mua được nấm tươi, nấm ngon, mà đa phần nấm bị mềm vàng. Nếu về chưa chế biến ngay hoặc chưa biết cách bảo quản, sẽ hỏng hoàn toàn sau một đêm.

          Còn những người trồng nấm trong nhà, đa phần phải đầu tư chi phí rất lớn. Nên các trại sẽ chủ yếu các vùng ven Sài Gòn và hàng đêm khoảng 12h khuya hay 1, 2 giờ sáng, họ chở nấm thẳng ra các chợ đầu mối. Nấm trong nhà thì hình thức đẹp hơn, được ưu chuộng hơn và luôn có giá thành cao hơn.

Tại sao bảo quản nấm rơm được nhiều chị em nội trợ quan tâm?

Đối với các chị em dùng nấm rơm thường xuyên, ăn chay trường hoặc cần nấm tươi vào những ngày chay thì việc bảo quản nấm rơm  vô cùng quan trọng. Bởi sẽ có nấm dùng khi cần thiết, chủ động được cho những món chay. Thông thường, vào những ngày chay thì nấm thường khan hiếm, giá nấm khá cao so với ngày thường, mà thật sự lúc đó chất lượng và hình thức nấm rơm thường ít được đảm bảo.

5 cách bảo quản nấm rơm đúng cách, lâu hỏng:

Cách 1: Bảo quản nấm rơm tươi bằng cách sơ chế nấu chín và cho vào ngăn đá

  • Bước 1: Gọt sạch, rửa sạch nấm
  • Bước 2: nấu chín nấm rơm, có thể bằng cách luộc, xào nấu chín. Nấm rơm rất nhanh chín, chỉ tầm 3 phút là nấm chín. Khi nấm rơm chín ăn có vị ngọt.
  • Bước 3: Chia theo túi tùy theo khẩu phần ăn 1 lần của gia đình, rồi chia theo từng túi hoặc hộp nhỏ bỏ trong ngăn đá dùng dần. Làm  như vậy nấm sẽ để ít nhất 3 tháng
  • Bước 4: Khi cần nấm thì không đợi rả đông nấm, mà cho nguyên cụm vào nấu.
  • Bảo quản bằng cách này thì không sợ nấm rơm hỏng, chỉ là mùi vị của nấm sẽ giảm đi một chút so với nấm rơm tươi.
cách bảo quản nấm rơm lâu hỏng dùng lâu trong tủ lạnh
cách bảo quản nấm rơm đã sơ chế trong ngăn đá tủ lạnh
Cách bảo quản nấm rơm bằng cách xào sẵn, bỏ hộp ngắn đá dùng dần

Cách 2: Bảo quản nấm rơm tươi trong ngăn đá

  •  Bước 1: Nấm rơm tươi mua về  gọt sạch chân nấm. Không cần rửa lại.
  •  Bước 2: Cho nấm vào túi lưới và cho ngay nấm rơm vào ngăn đá
  •  Bước 3: Khi nấu thì tùy ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Phần nào nấu thì đem đi rửa lại qua nước sạch, không rả đông. Còn phần bỏ lại bỏ ngay vào ngăn đá nhé. Phần  còn lại này, nếu bạn để quên bên ngoài, nấm sẽ bị rả đông. Sau đó bạn lấy phần đó đem vào tủ lạnh làm đông lại, thì phần sau ăn nấm sẽ bị đắng.
  •  Bước 4: Sau khi đã rửa lại nấm, thì bỏ vào chế biến ngay, có thể là: kho tiêu, nồi canh, hay nồi cháo…
  •   Bảo quản theo phương pháp này thì nấm ăn gần như nấm tươi, giữ được độ ngọt, mùi vị rất ngon. Tuy nhiên thời gian bảo quản chỉ tầm 3 tuần đổ lại nhé!
Cách bảo quản nấm rơm tươi lâu hỏng trong tủ lạnh
Bảo quản nấm rơm tươi trong ngăn đá

Cách 3: Bảo quản nấm rơm tươi bằng hộp và cho vào ngăn đá

  • Bước 1: Nấm rơm cũng được gọt làm sạch chân, sau đó rửa qua nước sạch. Lưu ý đối với nấm rơm, không nên rửa quá nhiều lần hay ngâm nước. Bởi đặc tính của nấm rơm là hút nước, việc rửa nhiều hay ngâm nước sẽ làm nấm mất ngọt.
  • Bước 2: Bỏ nấm ra, để nấm trong 1 rỗ thoáng. Tốt nhất là bật quạt để cho vỏ nấm khô ráo, càng khô càng tốt.
  • Bước 3: Cho vào 1 cái hộp và cho vào ngăn đá. Tuy nhiên, nếu có điều kiện anh/chị nên dùng loại hộp nhưa tốt sẽ làm nấm không bị đông đá thành cục lớn. Để khi nấu múc ra từng viên nấm rất dễ dàng.
  • Bước 4: Khi cần nấu thì ta múc ra, phần chưa dùng bỏ lại ngay trong ngăn mát.
  • Bằng cách bảo quản này, nấm rơm ăn có mùi vị gần như nấm rơm tươi. Thời gian bảo quản tầm 1 tháng.
cách bảo quản nấm rơm lâu hỏng dùng lâu bằng cách bỏ hộp trong ngăn đá tủ lạnh
Bảo quản nấm rơm tươi trong hộp và bỏ vào ngăn đá

Cách 4: Bảo quản nấm rơm tươi đã luộc bằng muối và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

  • Bước 1: Nấm rơm mua về gọt chân sạch sẽ, sau đó rửa lại.
  • Bước 2: Đun nước sôi và cho nấm vào luộc tầm 3 phút. Nấm rất mau chín, nên không nên luộc lâu. Nấm chín  ăn sẽ có vị ngọt
  • Bước 3: Sau đó vớt nấm cho vào thau nước lạnh (tốt nhất là nước đá)
  • Bước 4: Pha nước muối pha loãng cùng nước lọc uống nồng độ khoảng 20 30%, cho nấm vào. Và bỏ nguyên hộp trong ngăn mát. Cứ khoảng 3 ngày thay nước mối 1 lần
  • Bằng cách bảo quản này, nấm để trong ngăn mát khoảng 10 ngày.

Cách 5: Bảo quản nấm rơm bằng cách phơi khô, sấy khô

  • Bước 1: Nấm mua về gọt sạch sẽ và rửa sạch. Sau đó để ráo
  • Bước 2: Sẽ chẻ đôi ra  rồi phơi trong nắng tốt tầm 4 đến 5 nắng. Lưu ý khi phơi năng đầu tiên, buổi tối phải bật  quạt nguyên đêm để nấm không bị mềm lại. Từ ngày thứ 2 phơi nắng, vào buổi chiều cuối ngày gom nấm bỏ trong hộp kín. Cứ hôm sau phơi thì lại trút ra phơi 2 3 ngày nắng đẹp nữa, rồi cuối ngày lại gom bỏ hộp kín. Cứ như vậy, thì nấm mới khô hoàn toàn.
  • Còn nếu nhà bạn có máy sấy, để đạt tối ưu bạn nên trước phơi 1 nắng. Sau đó mới đem sấy nấm. Thời gian sấy 8 đến 10 tiếng. Thông thường khoảng 11 đến 12kg nấm tươi, mới cho ra 1kg nấm rơm khô.
  • Bằng cách làm nấm rơm khô bảo  quản này, nấm có thể để 6 tháng 3  năm tùy điều kiện bảo quản (bên ngoài tủ lạnh: 1 năm đổ lại, trong ngăn đá 3 năm)
bảo quản nấm rôm bằng cách phơi khô sấy khô
Cách bảo quản nấm rơm bằng cách phơi khô chẻ khô

Như vậy, mình  đã chi sẻ cho mọi người 5 cách bảo quản nấm rơm dùng lâu hỏng. Hi vọng hữu ích với mọi người!

Nguồn: http://vbang.vn/chu-farm-nam-rom-giau-kinh-nghiem-chia-se-cach-bao-quan-nam-rom-dung-cach-dung-lau-hong/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *